• Đức Phật Kim Cương Trì Vajradhara

    Trong mật thừa, Đức Phật Kim Cương Trì là tâm điểm của dòng truyền thừa Kagyu bởi vì tổ của dòng là Đức Tilopa đón nhận trực tiếp giáo pháp Kim Cương Thừa từ Đức Kim Cương Trì, đức Báo thân Phật. Trong dòng Nyingma, Đức Kim Cương Trì được coi là bất khả phân với Đức Liên Hoa Sanh. Trong hiển thừa, ngài chính là vị cư sĩ vĩ đại Duy Ma Cật đã giúp Phật Thích Ca dạy dỗ các đại đệ tử và bồ tát 2500 năm trước.

  • Tilopa (988 - 1069)

    Ngài Tilopa sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở Đông Bengal, Ấn Độ. Ngài nhận các giáo pháp Đại Thừa từ Bồ Tát Long Thụ và sau đó từ bỏ vương quốc để xuất gia. Ngài thụ giới tại Mật viện Somapuri ở Bengal và tiếp thọ giáo pháp Chakrasamvara Tantra từ một Dakini. Ngài tinh thông pháp Bardo, Phowa, Tummo và nhiều giáo pháp khẩu truyền khác. Tilopa sống ẩn dật và trở thành một Đại đạo sư trứ danh, chọn Naropa làm người kế tục dòng truyền thừa.

  • Naropa (1016 - 1100)

    Naropa sinh ra trong một gia đình quý tộc ở Bengal, Ấn Độ. Ngài thụ tam quy ngũ giới với đạo sư Arya Akasha và sau đó thụ giới Tỳ kheo tại Kashmir. Naropa trở thành viện trưởng Đại học Nalanda. Sau khi vượt qua nhiều thử thách dưới sự chỉ dẫn của Tilopa, Naropa thực chứng bản tâm quang minh và trở thành một Đại Thành Tựu Giả. Ngài truyền dạy Phật Pháp cho nhiều đệ tử, trong đó có Marpa.

  • Marpa (1012 - 1096)

    Marpa sinh trưởng tại Chukhyer, miền Nam Tây Tạng. Ngài học tiếng Phạn và giáo pháp từ Lama Drogmi Lotsawa. Marpa đến Ấn Độ để tìm cầu giáo pháp và thụ nhận giáo pháp từ Naropa. Ngài phiên dịch nhiều giáo pháp Mahamudra, Kim Cương Thừa sang tiếng Tạng và truyền dạy giáo pháp rộng khắp. Marpa chọn Milarepa làm người kế tục dòng truyền thừa.

  • Milarepa (1052 - 1135)

    Milarepa sinh tại Gungthang, miền Tây Tây Tạng. Sau khi mất cha, Ngài học huyền thuật để trả thù chú thím nhưng sau đó hối hận và tìm thầy học đạo để tịnh hóa tội chướng. Milarepa gặp Marpa và trải qua nhiều thử thách để nhận giáo pháp. Milarepa trở thành du sĩ Yogi quan trọng và thành tựu đại giác ngộ. Gampopa và Rechungpa là hai đại đệ tử của Ngài.

  • Gampopa (1079 - 1153)

    Gampopa sinh ra tại Nyal, miền Nam Tây Tạng. Sau khi mất vợ con, Ngài xuất gia tu hành và học giáo pháp Kadampa. Gampopa gặp Milarepa và thụ nhận toàn bộ giáo pháp dòng Kagyud. Ngài trước tác nhiều kinh luận quan trọng và chọn bốn đại đệ tử thành lập các truyền thừa Karma, Phagdru, Shangpa và Darom.

  • Phagmo Drukpa (1100 - 1170)

    Phagmo Drupa sinh ra trong một gia đình nghèo ở tỉnh Kham, miền Đông Tây Tạng. Ngài khiêm cung và từ bi, thường bố thí tài vật cho người nghèo. Ngài viếng thăm tự viện Dagla Gampo và chứng ngộ bản tâm trí tuệ sau khi hạnh ngộ Gampopa. Phagmo Drupa thành thục đốn chứng Mahamudra.

  • Jinten Sumgon (1143 - 1217)

    Ngài sinh năm 1143 tại tỉnh Kham, miền Đông Tây Tạng, trong gia đình Drugyal Kyura. Ngài là đệ tử tâm đắc nhất của đức Phagmo Drupa và được ấn chứng là đệ tử chân truyền. Ngài thành quả vị Phật ngay trong đời này và được gọi là đấng bảo hộ ba cõi trong Phật giáo Tây Tạng.

    Ngài lập ra dòng truyền thừa Drikung Kagyupa và đại tu viện Drikung Thil Tây Tạng cho đến ngày nay.

Nguồn: Tổng Hợp