Đối Diện Với Chướng Ngại

124

Chướng ngại là tâm thức đang bị mắc kẹt trong quả của cái nhân mà bản thể tách rời đã tạo hoặc đó là cộng nghiệp từ tâm thức trong đó có bản thể tách rời là một tâm thức đã góp phần để tạo ra một hoặc nhiều quả đó tích tụ thành mà ra. 

Một tâm thức ô nhiễm là đang bị bám chấp vào cả bên ngoài lẫn bên trong, bên ngoài có thể kể ra là sự xuất hiện, sự mất đi của cái quả đó. Bên trong chính là ngũ uẩn. Từ cái bám bên ngoài ta lại tích tập cái bên trong, từ cái bám bên trong ta lại tạo ra cái tạp khí cho cái bám bên ngoài. 

Tâm thức bám chấp thô là cái dễ dàng nhận biết, thấy được từ bên ngoài lẫn bên trong, nó là những cái định nghĩa về sự bám chấp nhiều hay ít tuỳ vào tâm thức mỗi bản thể tách rời. Tâm thức bám chấp vi tế là những gì chúng ta khó nhận biết, len lỏi, tinh vi, linh hoạt, uyển chuyển trong từng sát na, ẩn hiện như ảo ảnh, nói nó có đang hiện diện thì lập tức cái tôi đứng ra để lấp liếm, nói nó ko có thì lại chính là cái bẫy của cái bản ngã, điều đó lại làm cái bản ngã được thoả mãn.

Cách để ko bị chướng ngại đơn giản chỉ là KO BÁM CHẤP, nhưng khi thấy tâm thức của một bản thể riêng biệt khác có sự bám chấp, chúng ta khuyên họ ko nên bám chấp một cách rất đơn giản, yêu cầu họ phải làm theo ý kiến trải nghiệm của bản thân, nhưng khi ta gặp phải chướng ngại thực sự thì chúng ta có thực sự hoạt hành được đúng y như lời mà ta đã nói hay không? Mỗi người có định lực khác nhau, sự trải nghiệm tâm thức khác nhau và cũng chính là giai đoạn khác nhau. Vậy nên mới nói không nên tuỳ tiện chen vào nhân quả của mỗi bản thể riêng biệt, nếu chen vào có thể tạo ra 1 cái nhân tạo ra cái vòng lặp nhân quả giữa ta với người đó, hoặc trao đổi công đức của chính chúng ta, nếu họ giác ngộ đc từ lời khuyên của chúng ta thì đó đc coi là sự viên mãn tròn đầy của sự hoạt hạnh, còn trái lại, họ khởi lên ngũ uẩn thì cái chúng ta nhận lại đó chính là sức hút năng lượng của nhân quả. Vậy nên điều chúng ta nên làm là dành cho họ lời khuyên ko mang tính áp đặt, chỉ là ý kiến, phải quán sao cho thuận duyên thuận cảnh 

Giáo lý là để biết, hoạt hành mới chính là đạo, là để chứng ngộ, và cũng chính là trở về với bản thể nguyên sơ tĩnh mịch trần trụi, 1 dạng năng lượng tình thương bồ đề tâm vô điều kiện vô vị lợi, như là không, mà lại có, mà trong cái có, nó lại là cái không. Cũng như việc chúng ta nghe được một bài pháp hay, vì cái bản ngã mà ta dùng nó vào việc rao rêu khắp nơi, cái đó làm trường dưỡng cái bản ngã một cách vi tế đáng sợ, trong khi chúng ta nghe được pháp, là để biết, khi trổ quả mới chính là lúc ta áp dụng hoạt hành.

Điều mà cứu dỗi được khi chúng ta ko muốn bám chấp chính là định lực, địch lực tạo ra từ việc thực hành pháp một cách thanh tịnh miên mật, là những giác ngộ từ cái tâm vi tế, bởi mới nói đôi lúc chúng ta biết mà ko hiểu sao ta lại biết, nó đến một cách tự nhiên như nhiên, giác ngộ nó chính sự xả bỏ, một tâm thức cũng được biểu hiện dưới dạng chúng sinh, mà chúng sinh cũng có thể được hoá hiện trong sáu cõi, và linh hồn cũng chính là một trong những hoá hiện của tâm thức, khi học hỏi trải nghiệm đủ, nhận ra được kết quả của sự nhị nguyên (cả giàu – nghèo, khổ – hạnh phúc..v.v..), thì bản thể riêng biệt đó sẽ dần trở về với nó chính là, nó là sự như như, nhất như.

Giác ngộ ko nhất thiết thông qua sự trải nghiệm bề ngoài mà có, mà nó cũng có thể là sự trải nghiệm của tâm thức dẫn đến sự thức tỉnh từ bên trong, và có thể nó chính là giai đoạn cuối của 1 chuỗi các trải nghiệm của vòng lặp nhị nguyên.

Khi gặp phải chướng ngại, cái tâm thức non yếu, cái định lực kém sẽ dẫn đến sự tiêu cực, từ bỏ, buông xuôi. Lúc này có thể có người nghĩ và áp dụng hai chữ Tuỳ Duyên, thuận theo nhân quả, nhưng đó là áp dụng cho một vài trường hợp nhất định, RẤT NGUY HIỂM khi ta dùng cách nghĩ tuỳ duyên để bao biện cho cái tạp khí len lỏi một cách vi tế.

Tạp khí là những thói quen tích tập của bản thể riêng biệt trong quá trình trải nghiệm học hỏi của nhiều đời kiếp luân hồi. Không thể khi chúng ta đã nuôi dưỡng tích tập tạo ra các nhân tập khí trong thời gian dài nhiều đời kiếp mà có thể ngay trong thời điểm hiện tại nói từ bỏ là xả được. Khi xả, chúng ta nên xả dần theo mức độ, tính chất , đối tượng, thời gian. Tuỳ vào định lực từng người, nhưng nó là rất khó và tốn nhiều thời gian, vậy nên chúng ta phải nương vào những hạnh nguyện của chư Phật Bồ Tát, bởi các hạnh nguyện của các ngài được bảo vệ bởi hộ pháp, khi chúng ta nương và đi theo hạnh nguyện của các ngài, chúng ta cũng được bảo vệ một cách gián tiếp, nhưng điều kiện kiên quyết là giữ được các giới một cách thuần tịnh. Nhưng đã nói là muốn thuần tịnh thanh tịnh mà tạp khí vẫn trỗi dậy thì mới cần xả dần dần. Trong cương có nhu, trong nhu có cương, cần phải uyển chuyển mà không cứng nhắc, nếu cứng đầu muốn loại bỏ tạp khí tức thì kết quả nhận được chính là hiện thực của cái quả mà nó gây ra trong tâm thức, nó sẽ dẫn đến tẩu hoả nhập ma lúc nào không hay, còn cứ nếu tuỳ duyên thì lại đi theo tạp khí và lại tạo nên cái nhân một cách vô số, đâu khổ chồng chất khổ đau.

Chia Sẻ: