Ba Giáo Lý Tuyệt Hảo – Ayang Rinpoche

187

1) Làm thế nào để thực hành với động cơ thanh tịnh
2) Khi chúng ta thực hành, vào thời điểm đó, làm thế nào để thực hiện một cách toàn hảo
3) Sau khi thực hành làm thế nào để lời cầu nguyện được hồi hướng một cách trọn vẹn.

Ba điều trên chúng ta gọi là ba giáo lý tuyệt hảo. Giáo lý ba sự tuyệt hảo này rất quan trọng. Bất cứ điều thiện nghiệp gì mà chúng ta làm, chúng ta luôn phải cố gắng tư duy với ba điều đó. Áp dụng như vậy, với ba sự tuyệt hảo, bất cứ điều thiện nghiệp gì chúng ta làm, công đức luôn luôn sẽ tăng trưởng, không bao giờ giảm đi. Và ngay cả khi tương lai chúng ta có suy nghĩ tiêu cực mạnh mẽ hoặc hành động tiêu cực, thì cũng không thể phá hủy được hành động thiện hạnh đó (hoặc công đức từ việc mà chúng ta đã làm). Với ba sự tuyệt hảo, công đức có được là phước vô lậu.

Nếu không có ba giáo lý tuyệt hảo, bất cứ điều thiện nghiệp gì chúng ta làm, cũng chỉ là phước hữu lậu. Nếu tương lai chúng ta làm bất kỳ hành động tiêu cực hoặc suy nghĩ tiêu cực nào, chỉ cần suy nghĩ tiêu cực cũng có thể phá huỷ dễ dàng. Ví dụ, trong nhiều ngàn kiếp chúng ta đã làm rất nhiều thiện nghiệp mà không có ba giáo lý tuyệt hảo, thì trong một thời điểm chúng ta khởi lên sự sân hận, thì nó sẽ hủy diệt những thiện nghiệp mà chúng ta đã tích luỹ trước đó. Sự khác biệt, có ba đức hạnh tốt và không có ba đức hạnh, khác nhau nhiều lắm. Vì mục đích này, ngay cả khi chúng ta chỉ tụng một vòng mala, thần chú, thì khoảnh khắc đó chúng ta cũng phải có ba điều trên (với việc tụng niệm), điều này rất quan trọng. Nếu không có ba điều trên, bất kể bạn làm việc thiện nào, có lẽ có thể nói rằng, bạn đang lãng phí thời gian.

Trước tiên, chúng ta phải biết về ba giáo lý tuyệt hảo này, và sau đó phải luôn tư duy về nó, bất kể chúng ta làm thiện nghiệp gì, với ba giáo lý tuyện hảo cùng nhau, bạn phải cố gắng tư duy. Nhiều người biết về ba điều tuyệt hảo trên, họ cũng đã nhận được giáo lý đó sự trao truyền tự các vị đạo sư, nhưng không phải lúc nào cũng chú ý và nhớ nghĩ đến điều này, do đó chúng ta phải cố gắng biết ba giáo lý đó là gì, sau đó luôn tư duy về bất cứ điều gì chúng ta làm. Ngay cả việc cho người khác 1 đồng xu, lúc đó cũng phải áp dụng ba giáo lý trên, điều này rất quan trọng, Lúc đó bạn phải nghĩ thế nào? Hãy phát khởi lòng từ bi thật mạnh mẽ, lòng bi mẫn thật mạnh mẽ, hãy áp dụng như vậy. Đừng nghĩ những điều vị kỷ như: ‘Tôi là người rất hào phóng, mong được sư ca ngợi từ người khác, vì mục đích này tôi sẽ cho đi thứ gì đó như đồng xu này, Đừng nghĩ như thế’.

Trích: Three Excellences ( Ba giáo lý tuyệt hảo) – Ayang Rinpoche

Việt Dịch: TDIBW

Chia Sẻ: